Khóa cơ bản 537

"Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (TRIZ mở rộng)"

Khai giảng: thứ hai, 16/09/2024

Giờ học: 17g45 - 20g45

Ngày học: tối thứ hai, tối thứ tư và tối thứ sáu

Thời gian học: 9 buổi

Học phí hiện nay: 1.200.000 đồng.

Chiêu sinh tất cả mọi người có trình độ văn hóa lớp 12 trở lên, không phân biệt tuổi, nghề nghiệp chuyên môn, chức vụ...

Điện thoại: (028) 38301743 - 0939795225 (Mr Khôi)

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Để biết các ích lợi của môn học, bấm vào đây

Chương trình học bấm vào đây

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Báo tường mới nhất

BTSK số 1/2017 (73) ra tháng 3 năm 2017

Toàn bộ

+ Tin TSK - Tin thế giới

+ Thế giới từ góc nhìn sáng tạo: 10 phát minh "không tưởng" của Nicola Tesla

+ Đa dạng: Bên trong trung tâm dữ liệu của Facebook

+ Sản phẩm sáng tạo

Sách tặng

PGS. TSKH. Phan Dũng, người sáng lập TSK có nhã ý tặng tất cả mọi người ba quyển sách:

Doi moi giao duc va dao tao: xay dung nhung nguoi hanh phuc (mot so ket qua trong hon 40 nam qua)

1. "Đổi mới giáo dục và đào tạo: xây dựng những người hạnh phúc nhờ sáng tạo (một số kết quả đạt được trong hơn 40 năm qua)"

Để nhận được sách, xin mời các bạn nhấn vào đây.

Thành phố Hồ Chí Minh: Anh chị nào muốn mua sách giấy xin mời đến Cửa hàng sách của Nhà xuất bản Trẻ, 161B Lý Chính Thắng, P7, Q3. Điện thoại: (028) 39311433; Cửa hàng sách của Nhà xuất bản Trẻ ở Đường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1. Điện thoại: (028) 39141579. Các anh chị có thể gọi điện thoại trước hỏi về sách và các hình thức giao hàng tận nhà. Sắp tới, sách có bán theo các kênh phân phối Fahasa và Tiki.

Hà Nội: Chi nhánh Nhà xuất bản Trẻ, 21 Dãy A11, Khu dân cư Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng. ĐT: (024) 37734544.

Đà Nẵng: Chi nhánh Nhà xuất bản Trẻ, 280D Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu. ĐT: (0236) 3539885; (0236) 3539887.

Suy_nghi_ve_tu_duy

2. "Suy nghĩ về tư duy"

Để nhận được sách, xin mời các bạn nhấn vào đây.

De_co_that_nhieu_hanh_dong_tot_trong_xa_hoi

3. "Để có thật nhiều hành động tốt trong xã hội"

Để nhận được sách, xin mời các bạn nhấn vào đây.

Mong các bạn khi sử dụng sách tuân thủ luật về bản quyền tác giả.

Các ý kiến phản hồi xin gửi về Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

 

Thông báo

Bộ sách "Sáng tạo và đổi mới" gồm 10 quyển của PGS. TSKH. Phan Dũng (nhấn vào đây) hiện đang được bày bán tại Quầy giáo trình và tài liệu tham khảo của Trường đại học khoa học tự nhiên, 227 Nguyễn Văn Cừ, Q5. Điện thoại: (028) 38353405.

QuayGiaoTrinh
 

Về TSK

Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK) thuộc Trường đại học khoa học tự nhiên, Ðại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh với các chức năng giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng được thành lập ngày 23 tháng 04 năm 1991 nhằm phổ biến và phát triển môn học mới – "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI" (PPLSTVĐM), tiếng Anh gọi là "Creativity and Innovation Methodologies". PPLSTVĐM dạy tại TSK có nền tảng là sự mở rộng "Lý thuyết giải các bài toán sáng chế" (thuật ngữ quốc tế gọi là TRIZ) của tác giả G.S. Altshuller. Nói một cách ngắn gọn, môn học dạy tại TSK có tên gọi Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (TRIZ mở rộng).

Người sáng lập và Giám đốc TSK (từ khi thành lập đến hết tháng 10 năm 2014) là PGS. TSKH. Phan Dũng, một trong vài chục học trò đầu tiên của G.S. Altshuller tại Học viện công cộng sáng tạo sáng chế, thành phố Baku, Liên Xô. TSK hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải về mặt tài chính, không dùng tiền từ ngân sách nhà nước.

Đến nay (2018), chúng tôi đã dạy được hơn 500 khóa học PPLSTVĐM theo chương trình 60 tiết học một khóa. Để biết các chương trình học, nhấn vào đây. Trong đó, có 13 khóa PPLSTVĐM nâng cao (trung cấp) và còn lại là các khóa PPLSTVĐM cơ bản (sơ cấp). Các khóa này gồm có những khóa dạy tại TSK và các khóa được các công ty, cơ quan, tổ chức… thỉnh giảng. Ngoài ra, TSK cũng thực hiện nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, seminar về PPLSTVĐM theo yêu cầu.

Hơn 20.000 học viên đã theo học PPLSTVĐM gồm đủ mọi thành phần kinh tế, xã hội: Người đạp xích lô, tiểu thương, công nhân, học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sỹ, kiến trúc sư, nhà khoa học, cán bộ nhà nước, nhân viên, lãnh đạo công ty các loại, giới tu hành, giới nghệ sỹ, thể thao… Độ tuổi từ 13 đến 75. Trình độ học vấn từ lớp 7 đến giáo sư, tiến sỹ. Có những gia đình mà toàn bộ thành viên đều đã học PPLSTVĐM.

Các học viên, sau khi học, đều nhận thấy nhiều ích lợi của PPLSTVĐM đem lại cho họ, so với trước khi học (xem chi tiết Ý kiến của người học).

Danh sách dưới đây liệt kê các mốc đánh dấu các hoạt động của TSK phổ biến và phát triển PPLSTVĐM theo thời gian:

  1. Khóa cơ bản "Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới" (PPLSTVĐM) đầu tiên dạy ngoại khóa cho gần một trăm sinh viên thuộc tất cả các khoa khối khoa học tự nhiên của Đại học tổng hợp TP.HCM (nay là Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TP.HCM) năm 1977.
  2. Khóa PPLSTVĐM đầu tiên dạy tại chỗ là theo lời mời của Câu lạc bộ thanh niên (nay là Nhà văn hóa thanh niên), Thành Đoàn TP.HCM năm 1978. Đến nay, TSK đã thực hiện các bài giảng, khóa học rút gọn hoặc đầy đủ tại chỗ, theo lời mời cho hơn 100 đơn vị giáo dục, đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan đoàn thể, chính quyền, các công ty sản xuất và kinh doanh thuộc một số tỉnh và thành phố trong cả nước. Để xem danh sách các tổ chức này, nhấn vào đây.
Bayer
  1. Bài phỏng vấn đầu tiên về lớp học PPLSTVĐM đăng trên Báo Tuổi Trẻ Xuân năm 1979. Đến nay đã có gần 100 bài báo trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương phản ánh các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng PPLSTVĐM của TSK và các cựu học viên. Đặc biệt, trong đó có hai bài báo bằng tiếng Anh đăng trong "Vietnam News". Để xem một số những bài báo này, nhấn vào đây.
  2. Quyển sách đầu tiên về PPLSTVĐM có tên gọi "Algôrit sáng chế" của các tác giả Nguyễn Chân, Dương Xuân Bảo, và Phan Dũng được Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội in và phát hành năm 1983. Đến nay, TSK đã có gần 20 quyển sách viết về PPLSTVĐM, nhấn vào đây.
  3. PPLSTVĐM lần đầu tiên được giới thiệu trên làn sóng của Đài phát thanh và Đài truyền hình TP.HCM năm 1986.
  4. Khóa cơ bản PPLSTVĐM đầu tiên dạy cho các học viên cao học theo chương trình chính khóa là khóa dành cho Viện quản lý khoa học (nay là Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học công nghệ), Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Hà Nội, tháng 2 năm 1991. Đến nay, TSK đã dạy cho hơn 1500 học viên cao học và nghiên cứu sinh tiến sỹ cho các nơi sau : Trường đại học bách khoa, Đại học tài chính - kế toán (nay là Đại học kinh tế), khoa sau đại học thuộc Đại học mở bán công, khoa Anh văn thuộc Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Viện khoa học nông nghiệp miền Nam, Viện công nghệ hóa học, Viện cơ học ứng dụng thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia TP.HCM, khoa môi trường và khoa hóa, Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
  5. Sau thành công của nhiều khóa dạy PPLSTVĐM ở trong và ngoài nhà trường, Hiệu trưởng Đại học tổng hợp TP.HCM chính thức ký quyết định số 50.91/QLKH ngày 23.4.1991 thành lập Trung tâm Sáng tạo Khoa học kỹ thuật (TSK) với giám đốc là tiến sỹ khoa học Phan Dũng. TSK hoạt động theo phương thức tự trang trải về mặt tài chính với các chức năng giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng PPLSTVĐM.
  6. TSK trở thành hội viên thông tấn của Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam năm 1991 và hội viên Trung tâm kinh tế châu Á - Thái bình dương của Việt Nam (VAPEC) năm 1994.
  7. Các ông Mitsuharu Oda và Yoshiaki Kawasaki, chuyên viên giám định patent thuộc Cục patent Nhật Bản (Japanese Patent Office) là những vị khách nước ngoài đầu tiên đến thăm và làm việc với TSK ngày 19.02.1992. Tính đến nay đã có các đoàn khách, đồng nghiệp từ Anh, Bỉ, Canada, Mỹ, Nga, Thái Lan, Thụy Sỹ, Úc đến thăm và làm việc tại TSK.
  8. Logo của TSK được thiết kế và sử dụng từ năm 1992. Với logo này TSK mong muốn các cựu học viên và học viên PPLSTVĐM luôn nhớ đến một số ý chính của PPLSTVĐM. Cùng với logo của TSK, logo TRIZ-ARIZ cũng thường được dùng trong các hoạt động của TSK. Muốn biết ý nghĩa của logo, mời bạn nhấn vào đây.
  9. Đề tài nghiên cứu cấp thành phố đầu tiên của TSK "Bước đầu nghiên cứu thực hiện giảng dạy và tổ chức áp dụng PPLSTVĐM vào hoạt động sở hữu công nghiệp" được Ủy ban khoa học và kỹ thuật (nay là Sở khoa học và công nghệ) TP.HCM nghiệm thu xuất sắc và được nhận tiền thưởng năm 1992. Ngoài ra, TSK cũng tham gia vào đề tài nghiên cứu số 14 của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường với báo cáo "Hiệu quả kinh tế của đổi mới công nghệ : Nhìn từ những quy luật bên trong của chính quá trình đổi mới", Hà Nội, 1993.
  10. Khóa trung cấp PPLSTVĐM đầu tiên được thực hiện tại TSK từ ngày 23.4 đến ngày 21.6 năm 1993.
  11. TSKH Phan Dũng trở thành hội viên Mạng lưới sáng tạo quốc tế (International Creativity Network – ICN) có trụ sở tại Buffalo, New York, từ tháng 3 năm 1994; Hiệp hội châu Âu về sáng tạo và đổi mới (European Association for Creativity and Innovation - EACI) có trụ sở tại Hà Lan từ tháng 8 năm 1994; Bản đồ lãnh đạo tri thức toàn cầu (Global Knowledge Leadership Map) có trụ sở tại Wilmington, Massachusetts, Mỹ năm 2000.

    Nhân dịp TSKH Phan Dũng được mời trình bày báo cáo chính (keynote address) tại Hội nghị TRIZCON2001, Viện Altshuller của Mỹ đã tặng ông danh hiệu hội viên suốt đời của Viện nói trên.

  12. Bài báo đầu tiên của TSK đăng ở nước ngoài là ở Vương quốc Anh, nhà xuất bản Blackwell, viết theo lời mời của tạp chí quốc tế "Creativity and Innovation Management" với tựa đề "Introducing Creativity Methodologies into Vietnam", số ra tháng 12 năm 1994.
  13. Hội nghị quốc tế đầu tiên TSK tham dự và trình bày báo cáo dưới dạng bài giảng (lecture) là "The Fifth European Conference on Creativity and Innovation: Impact", tổ chức tại Vaals, Hà Lan, 28.4 – 02.5.1996. Đến nay, TSK đã có nhiều công trình đăng hoặc báo cáo tại Anh, Hà Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật, Singapore và Thái Lan. Xem danh sách các bài báo, báo cáo về PPLSTVĐM công bố ở nước ngoài, nhấn vào đây.
  14. Lần đầu tiên TSK được hội nghị quốc tế mời với tư cách báo cáo viên chính (keynote speaker) là "The International Symposium and Seminar : Education – The Foundation for Human and Quality of Life Development", tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan, 26 – 30.8.1996.

    Viện Altshuller Institute for TRIZ Studies của Mỹ bắt đầu tổ chức hội nghị hàng năm chuyên về TRIZ trên đất Mỹ (TRIZCON) từ năm 1999. Hai báo cáo viên chính được Hội nghị lần thứ II năm 2000 mời là:

    TRIZCON2000

    Năm 2001, thầy Phan Dũng được mời với tư cách một trong hai báo cáo viên chính tại TRIZCON 2001, tổ chức ở Mỹ.

trizcon2001

THIRD ANNUAL ALTSHULLER INSTITUTE FOR TRIZ STUDIES
INTERNATIONAL CONFERENCE!

25-27 MARCH 2001
HILTON WOODLAND HILLS
6360 CANOGA AVENUE, WOODLAND HILLS, CALIFORNIA 91367
(JUST 25 MILES FROM LOS ANGELES INT’L AIRPORT OR 18 MILES FROM BURBANK
AIRPORT)

SPECIAL KEYNOTE SPEAKERS :
This year we are honored to have two
incomparable keynote speakers :

Don Clausing

don_clausingDon Clausing joined the M.I.T. faculty in 1986 after working in industry for three decades. He created a new course, Total Quality Development, which integrated basic concurrent engineering, Taguchi methods, QFD, Pugh concept selection, technology readiness, reusability, and effective management in a comprehensive development process to achieve lower manufacturing cost, higher quality, and shorter development times than are currently standard in the United States. He has written many papers and articles, given many seminars and workshops on these subjects, and consulted with major companies to improve their product development.

He also served from 1986 to 1989 on the M.I.T. Commission on Industrial Productivity which analyzed shortcomings in manufacturing industries in the United States and recommended needed improvements, which appeared as the book Made in America.

Phan Dung

phan_dungPhan Dung was trained personally by Mr. G.S. Altshuller at the Public Institute of Inventive Creativity in Baku. He graduated from the Institute with a diploma of number 32 in 1973. In 1977, with encouragement from Mr. Altshuller and the experiences based on his use of TRIZ, Phan Dung created and taught the first TRIZ course under the title “Creativity Methodologies” (CM) in Vietnam. In April 1991, after many successful courses for students and large public audiences, the administration of Hochiminh City University permitted him to establish the Center for Scientific and Technical Creativity (CSTC) on condition that the Center should function as a self-supporting enterprise.

Dr. Phan has taught more than 7,000 participants of basic and intermediate CM courses (each course consists of 60 hours), not including those who attended only shorter workshops. His trainees included high school and university students, workers, engineers, teachers, scientists, managers, lawyers, physicians, pharmacists, artists, sport trainers and so forth from all economic and social sectors. Their ages range from 15 to 72, education level from year 9 to Ph.D.

More than 50 newspaper articles about the CSTC’s activities and successes of past participants were published in Vietnam. Phan Dung was the recipient of the Award for Successes in Research and Application of Sciences and Technologies from Ho Chi Minh City Committee on Sciences and Technologies in 1993.

hoi_nghi4
    1. Khóa học PPLSTVĐM đầu tiên TSK thực hiện ở nước ngoài là dành cho các quan chức Bộ giáo dục Malaysia, theo lời mời của Viện quốc gia quản lý giáo dục (National Institute of Educational Management), Malaysia, tháng 12 năm 1996.
Malaysia3
Malaysia1

Lớp PPLST dạy cho các cán bộ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu của Học viện công nghệ thiết kế (Design Technology Institute) tại Singapore:

singapore
  1. Hoạt động của TSK được GS công huân Morris I. Stein, Đại học tổng hợp New York giới thiệu tại Mỹ lần đầu tiên trong Hội nghị "The 8th Annual National Convention of the American Creativity Association", được tổ chức tại Park Ridge Hotel, King of Prussia, bang Pennsylvania, 24.4.1997.
  2. TSK được đích thân thầy G.S. Altshuller, tác giả của Lý thuyết giải các bài toán sáng chế – TRIZ giới thiệu tại Nga trong Đại hội lần thứ năm Hiệp hội TRIZ quốc tế, tổ chức tại thành phố Petrozavodsk, Liên bang Nga, tháng 7 năm 1997.
  3. Bài báo đầu tiên của TSK được nhiều nơi như nhà xuất bản Winslow Press, Mỹ; tạp chí The Korean Journal of Thinking & Problem Solving, Hàn Quốc và TRIZ Home Page in Japan, Nhật Bản xin đăng lại là bản báo cáo có tựa đề "Dialectical Systems Thinking for Problem Solving and Decision Making" tại Hội nghị quốc tế "The 7th International Conference on Thinking", tổ chức tại Singapore, 01 – 06.6.1997.
  4. Lần đầu tiên TSK phát biểu và kiến nghị chính thức với Thủ tướng, các Phó thủ tướng, nhiều bộ trưởng, thứ trưởng các bộ về sự cần thiết đầu tư và phát triển khoa học sáng tạo, PPLSTVĐM ở mức vĩ mô là tại buổi "Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải gặp mặt các doanh nghiệp các tỉnh phía Nam", tổ chức tại hội trường Thống Nhất TP.HCM, 2 – 3.2.1998. (xem thêm báo Giáo dục và Thời đại số 18, ra ngày 03.3.1998). Xem video phần phát biểu của thầy Phan Dũng tại buổi gặp mặt nói trên.
  5. Vị lãnh đạo cao nhất đến thăm và làm việc với TSK ngày 13.3.1998 là GS, Viện sỹ Đặng Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban khoa giáo trung ương (xem thêm Tạp chí công tác khoa giáo số 5.1998).
  6. Ban liên lạc cựu học viên, học viên PPLSTVĐM được thành lập tháng 10.1998 và hoạt động với sự cộng tác của TSK thường xuyên cho đến nay.
  7. Ngày truyền thống hàng năm của các cựu học viên và học viên PPLSTVĐM được chọn là ngày chủ nhật đầu tiên sau ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11). Đến nay, các cuộc họp mặt nhân "Ngày truyền thống" đã được tổ chức thường xuyên hàng năm, kể từ năm 1998.
  8. Khóa học PPLSTVĐM đầu tiên dành cho các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên chuyên trách cấp bộ ở Việt Nam là Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Hà Nội, 04 - 14.1.1999
  9. Bản tin hàng quý với tên gọi "Báo tường TSK" (BTSK) với sự đóng góp tin, bài của các thầy và các cựu học viên, học viên của TSK, ra số đầu tiên ngày 31.3.1999. Các bạn có thể đọc tất cả các số BTSK trên website của TSK. Xem báo tường.
  10. Sinh hoạt chuyên đề do TSK phối hợp với Ban liên lạc tổ chức buổi đầu tiên vào sáng chủ nhật 23.5.1999. Mọi người đã nghe và thảo luận báo cáo của anh Dương Ngọc Thạch, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty đồ chơi "Ngọc Thạch", cựu học viên PPLSTVĐM khóa 27 về "Ứng dụng PPLSTVĐM vào thực tiễn".
  11. Các thông tin của TSK lần đầu tiên đưa lên Internet vào cuối năm 1999. Dưới đây là địa chỉ các website của TSK:

    http://cstc.vn (Tiếng Việt)

    http://cstc.vn/index.php/en/about-the-cstc.html (Tiếng Anh)

  12. Lần đầu tiên bài hát tập thể của các học viên PPLSTVĐM ("Sáng tạo ca") được tất cả mọi người tham gia buổi Họp mặt truyền thống PPLSTVĐM lần thứ 3, tổ chức ngày 28.11.2000, nhiệt tình luyện tập để dùng trong các buổi sinh hoạt chung. Xem nội dung bài hát "Sáng tạo ca"
  13. Lần đầu tiên tên và nội dung hoạt động của TSK được đưa vào danh sách "Các tổ chức sáng tạo" (Creativity Organzations) trên thế giới, đăng ở trang 219 của quyển sách "Facilitative Leadership – Making a Difference with Creative Problem Solving", chủ biên là TS Scott G. Isaksen thuộc Creativity Research Unit, Creative Problem – Solving Group – Buffalo, Nhà xuất bản Kendall/Hunt Publishing Company in tại Mỹ, năm 2000.
2000_02_14
  1. Bài báo đầu tiên của TSK đã được dịch sang tiếng Nhật theo đề nghị của GS. Toru Nakagawa, Đại học Osaka Gakuin có tựa đề tiếng Anh là "My Experiences with my Teacher Genrikh Saulovich Altshuller"và đăng trên "TRIZ Home Page in Japan" ngày 08.5.2001:

    http://www.osaka-gu.ac.jp/php/nakagawa/TRIZ/eTRIZ/

  2. Ngày 8/1/2004 TSK đã báo cáo trước Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ về vấn đề phương pháp luận sáng tạo KHKT, do bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập, với GS. TSKH. VS. Phạm Minh Hạc làm chủ tịch Hội đồng. Tất cả các thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự cùng nhất trí các đề nghị như: Xem xét áp dụng đưa vào đào tạo sau đại học, có thể mở mã ngành và tổ chức viết tài liệu đào tạo giảng viên; Có thể cho phép đào tạo như môn học tự chọn trong trường đại học; Có thể xem xét giảng dạy trong trường quản lý, bách khoa, sư phạm; Cần mở rộng phạm vi phổ biến, tạo điều kiện biên soạn tài liệu, sách chuyên đề, có thể phổ biến phương pháp luận sáng tạo theo phương thức đào tạo từ xa… (nhấn vào đây) Tất cả các đề nghị đã được bộ trưởng giao cho các đơn vị chức năng của Bộ nghiên cứu. Rất tiếc, cho đến nay, không một đề nghị nào được các đơn vị chức năng quan tâm thực hiện.
Hinh_01
  1. TSK là khách mời của chương trình "Người đương thời" với đề tài "Người gieo mầm sáng tạo", phát trên VTV1 ngày 10/6/2007. Xem video chương trình.
  2. Bảy quyển sách đầu của bộ sách "Sáng tạo và đổi mới" (gồm mười quyển) được Công ty Hạnh Phúc và Nhà xuất bản Trẻ liên kết xuất bản lần đầu tiên năm 2010.
2010_01_4
  1. Toàn bộ Bộ sách Sáng tạo và đổi mới gồm 10 quyển đã được Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh in và phát hành năm 2012
 

Về các biểu tượng (logo) và bài hát tập thể của học viên PPLSTVĐM

ARIZ-VN

A. Trên trang chủ của website này, biểu tượng bên phải có xuất xứ từ huy hiệu dành cho các học viên Học viện công cộng sáng tạo sáng chế (Public Institute of Inventive Creativity) ở Liên Xô, nơi thầy Dũng theo học khóa đầu tiên PPLSTVĐM từ năm 1971 đến 1973.

Huy hiệu có nền màu xám bạc tượng trưng cho chất xám. Trên huy hiệu có vẽ mặt người cười tươi chỉ tay vào đầu mình và phía trên đầu người đó có nhiều tia sáng đang tỏa ra. Phía dưới có dòng chữ ARIZ. Sau này, khi làm quyển sách tự giới thiệu, TSK đã thêm vào dòng chữ TRIZ cho đầy đủ hơn.

Biểu tượng trên có ý nghĩa: phải làm việc bằng cái đầu và khi cái đầu làm việc bằng TRIZ, ARIZ thì Eureka ! (Tìm ra rồi !) sẽ đến với năng suất và hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp tự nhiên "thử và sai". Rất tiếc, thầy Dũng không biết ai là tác giả của huy hiệu nói trên.

Tsk

B. Biểu tượng bên trái là biểu tượng của TSK (có trên Giấy chứng nhận của các cựu học viên PPLST). Biểu tượng ra đời năm 1992. Thầy Dũng là tác giả của các ý tưởng chính và bản phác thảo. Người thực hiện vẽ là anh Nguyễn Hồ Bắc, học viên khóa 26 sơ cấp, lúc đó đang là sinh viên Đại học kiến trúc TPHCM.

Nhìn lên biểu tượng các bạn thấy hình đầu người nhìn nghiêng, ngọn lửa hình búp sen nở, quả táo sáng tạo của Newton, hàng chữ "Tư duy sáng tạo - Creative Thinking" và tên viết tắt của Trung tâm Sáng tạo Khoa học - kỹ thuật bằng tiếng Việt (TSK) và tiếng Anh CSTC (Center for Scientific & Technical Creativity).

Dòng chữ "Tư duy sáng tạo - Creative Thinking" và quả táo tạo thành dấu hỏi (?). Trước hết, dấu hỏi tượng trưng cho chuỗi các vấn đề cần giải quyết, quyết định cần phải ra trong cuộc đời của mỗi con người. Dấu hỏi cũng thể hiện các nghịch lý liên quan đến tư duy sáng tạo hiện nay như:

Rất quan trọng >< Không được chú ý xứng đáng
Chú ý bên trong ít >< Chú ý bên ngoài nhiều
Rất thông minh >< Ít có kết quả sáng tạo
... >< ...

Muốn bộ óc không bị rỉ sét, giữ mãi tính tò mò khoa học, cần đặt các câu hỏi để tìm các câu trả lời. Bằng cách này chúng ta cũng làm tăng tính nhạy bén của tư duy. Dấu hỏi còn có ý nghĩa: biết đặt câu hỏi đúng sẽ làm cho vấn đề gặp phải trở nên dễ giải quyết hơn. Mendeleev có nói: "Đặt câu hỏi đúng có nghĩa giải quyết được một nửa vấn đề". Trên thực tế, ARIZ chính là chương trình các câu hỏi hợp quy luật, giúp người giải có được tư duy định hướng, tránh mò mẫm thử và sai và có được mức sáng tạo cao trong giải quyết vấn đề và ra quyết định. Ở đây cần chú ý: sáng tạo không phải vị sáng tạo mà vị vấn đề cuối cùng được giải quyết xong (đổi mới hoàn toàn - complete innovation).

Trên biểu tượng, bên trong đầu người có bộ não. Bộ não của chúng ta chỉ thực sự tư duy khi gặp vấn đề. Có hai loại vấn đề: phát hiện hệ và thay đổi hệ. Do vậy, bộ não của chúng ta, ít ra, có hai chức năng rất quan trọng:

  1. Nhận thức thế giới (phát minh). Điều này được thể hiện thành đường mũi tên phía trên đi từ mắt vào trong. Lưu ý: con người thu nhận thông tin từ bên ngoài thông qua năm giác quan nhưng chỉ riêng thị giác tiếp nhận tới hơn 90% lượng thông tin đó. Chưa kể, thị giác có khả năng tiếp nhận trong một đơn vị thời gian lượng thông tin lớn hơn và xử lý chúng nhanh hơn rất nhiều lần so với bốn giác quan còn lại. Không phải ngẫu nhiên ở đây có lời khuyên: cần sử dụng hình ảnh, hình vẽ để tư duy (visual thinking).
  2. Đưa ra các ý tưởng và giải pháp để biến đổi thế giới (sáng chế). Điều này được thể hiện thành đường mũi tên bên dưới đi từ trong ra ngoài.

Thế giới được thể hiện dưới dạng quả địa cầu màu xanh lá cây với các vĩ tuyến và kinh tuyến.

Hai mũi tên nói trên ôm lấy quả địa cầu, nếu gộp lại, chúng ta có quan hệ phản hồi (feedback) trong điều khiển học (Cybernetics). Điều này nhấn mạnh ý: về lâu dài phải tiến tới điều khiển được tư duy sáng tạo hay nói rộng hơn, điều khiển để có được sự phát triển bền vững nói chung. Vì, sáng tạo tạo ra sự phát triển và trong bất kỳ sự phát triển nào đều có thể tìm ra sự sáng tạo (tính mới và tính ích lợi đồng thời). Điều khiển nói ở đây phải dựa trên các quy luật bên trong và bên ngoài con người chứ không phải duy ý chí.

TRIZ có cơ sở triết học là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Việc nhận thức và biến đổi thế giới dựa trên phép biện chứng được thể hiện bằng đồ hình âm dương lấy từ Kinh dịch (biện chứng phương Đông). Trong vòng tròn - tượng trưng cho sự thống nhất - có hai mặt đối lập: trắng và đen. Nếu ta đi trong phần trắng, càng lên phía trên trắng càng nhiều (thay đổi về lượng). Quá một "mức" nào đó trắng chuyển hóa thành chấm đen (thay đổi về chất). Tương tự như vậy đối với phần đen nếu ta đi từ trên xuống. Nếu suy rộng ra ta còn có thể thấy sự phủ định của phủ định.

Ngọn lửa có nhiều ý nghĩa:

Thứ nhất : đó là ngọn lửa của thần Prométhée cho loài người, ngọn lửa trí tuệ mà các loài vật khác không có.
Thứ hai : nhìn theo quan điểm dạy học, có danh nhân nhận xét: "Bộ óc của người học không phải là cái bình để thầy cô đổ đầy kiến thức mà là bó đuốc, thầy cô cần châm lửa để nó cháy sáng". Nói cách khác, cần phát huy tiềm năng sáng tạo có sẵn của mỗi người.
Thứ ba : ngọn lửa tượng trưng cho sự nhiệt tình, say mê (chắc các bạn còn nhớ hiểu đến mức 5 kèm theo xúc cảm, người ta mới hành động).
Thứ tư : ngọn lửa soi sáng quãng đường trước mặt tượng trưng cho việc phải thấy, phải tưởng tượng được màn hình tương lai. Trong đó có ý: đừng tạo ra các vấn đề cho tương lai, bởi quyết định của ngày hôm nay vi phạm yêu cầu lời giải tốt đối với không gian hệ thống (systems space).
Thứ năm : ngọn lửa tượng trưng cho sự rèn luyện trải qua lửa đỏ, nước lạnh và ống đồng: vượt qua được các khó khăn thử thách.
Tsk

Quả táo đỏ Newton không chỉ là quả táo sáng tạo. Nếu xét về hình dạng, vị trí và màu sắc thì nó còn là trái tim mang "tình cảm cao thượng". Nhân đây xin ghi lại câu nói của Secnưsepxki, được treo trang trọng trong lớp học của chúng ta: "Để trở thành một người có học thức hiểu theo nghĩa đầy đủ của từ này, cần có ba phẩm chất: kiến thức rộng, biết tư duy và tình cảm cao thượng. Ít kiến thức là người dốt, không biết tư duy là người đần, không có tình cảm cao thượng là người xấu".

Khuôn mặt người nhìn nghiêng theo hướng trên bản đồ là nhìn sang phương Tây vì nước ta ở phương Đông: chúng ta đối diện, đối thoại, đối tác... với phương Tây.

Khi các bạn sử dụng nhuần nhuyễn PPLSTVĐM, các bạn sẽ "siêu thoát" về sáng tạo, hiểu theo nghĩa, các bạn sẽ sáng tạo một cách tự nhiên mang tính chất thường ngày mà không còn nhớ đến PPLSTVĐM nữa. Từ "siêu thoát" thường dùng để chỉ thần thánh, mà thần thánh do người siêu thoát mà thành, thì vừa là người vừa không phải là người. Để diễn tả cách giải quyết mâu thuẫn vật lý (ML) này, các bạn hãy để ý: trên hình vẽ không có nét vẽ đầu người nhưng các bạn vẫn thấy đầu người do ngọn lửa và dòng chữ "Tư duy sáng tạo - Creative Thinking" tạo nên. Điều này nhắc nhở chúng ta chú ý sử dụng PPLSTVĐM thường xuyên vì cuộc đời là chuỗi các vấn đề cần giải quyết, chuỗi các quyết định cần phải ra, để nhắm đến đích "siêu thoát".

Biểu tượng TSK sử dụng ba màu: xanh lá cây, đỏ và xanh da trời. Màu xanh lá cây tượng trưng cho sự sống, sức sống, sự sáng tạo. Trái đất của chúng ta phải luôn giữ mãi màu xanh, không bị hủy hoại bởi ô nhiễm môi trường. Màu đỏ tượng trưng cho những tình cảm đẹp. Màu xanh da trời tượng trưng cho hy vọng. Hy vọng mọi vấn đề từ cá nhân cho đến nhân loại được giải quyết tốt đẹp để mang lại sự phát triển bền vững. Hy vọng PPLSTVĐM nói riêng và Khoa học sáng tạo (Creatology) nói chung ngày càng được chú ý ở Việt Nam và trên thế giới...

Tính Việt Nam (phương Đông) được thể hiện dưới dạng dấu âm dương, búp sen và nhìn sang phía Tây.

Tạo ra biểu tượng này, TSK mong muốn các anh (chị) học viên nhìn biểu tượng và nhớ đến một số ý của môn học PPLSTVĐM và anh (chị) nào từ đó nhớ lại được hết môn học thì TSK càng hoan nghênh.

creativity_song

 

Danh sách các đơn vị mời TSK đến trình bày tại chỗ các bài giảng ngắn hoặc toàn bộ chương trình cơ bản PPLSTVĐM

Về TSK

Dưới đây là danh sách (chưa đầy đủ) các đơn vị đó:

CÁC TRƯỜNG VÀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO:

1. Đại học tổng hợp (nay là Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TP.HCM).

2. Đại học tài chính kế toán (nay là Trường đại học kinh tế TP.HCM).

3. Đại học kinh tế TP.HCM.

4. Đại học bách khoa TP.HCM (nay là Trường đại học bách Khoa, Đại học quốc gia TP.HCM).

5. Đại học sư phạm TP.HCM.

6. Đại học luật TP.HCM.

7. Đại học y – dược TP.HCM.

8. Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia, TP.HCM.

9. Đại học mở bán công TP.HCM.

10. Trường đại học dân lập Văn Lang TP.HCM.

11. Trường đại học dân lập kỹ thuật – công nghệ TP.HCM.

12. Trường đại học ngoại ngữ và tin học (Huflit) TP.HCM.

13. Trường đại học dân lập Bình Dương, Bình Dương.

14. Khoa vật lý, Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Khoa thông tin học và quản trị thông tin, Đại học dân lập Đông Đô, Hà Nội.

16. Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ (nay thuộc Trường cán bộ TP.HCM), TP.HCM.

17. Trường doanh thương Trí Dũng, TP.HCM.

18. Trường cao đẳng Hoa Sen, TP.HCM.

19. Trường cao đẳng kỹ thuật Vinhempich, Bộ quốc phòng, TP.HCM.

20. Trường cán bộ TP.HCM, Ủy ban nhân dân, TP.HCM.

21. Trường chính trị, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

22. Trường chính trị, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

23. Trường tuyên giáo trung ương, Hà Nội.

24. Trường nghiệp vụ quản lý, Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Hà Nội.

25. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung ương 2, TP.HCM.

26. Trường bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ bưu điện TP.HCM.

27. Trung tâm đào tạo Thanh Bình, TP.HCM.

28. Trung tâm đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật MTC, TP.HCM.

29. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và ngoại ngữ, UBND TP.HCM (nay thuộc Trường cán bộ TP.HCM).

30. Trung tâm đào tạo doanh nghiệp, TP.HCM, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (nay là Trường cán bộ quản lý doanh nghiệp – CBAM), TP.HCM.

31. Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại giao và ngoại ngữ thuộc Sở ngoại vụ TP.HCM và Học viện quan hệ quốc tế, TP.HCM.

32. Trường phổ thông trung học Thạnh Mỹ Tây (nay là Gia Định), TP.HCM.

33. Trường phổ thông trung học chất lượng cao Lê Hồng Phong, TP.HCM.

34. Học viện quốc gia về quản lý và lãnh đạo giáo dục (National Institute of Educational Management and Leadership), Bộ giáo dục Malaysia.

35. Học viện công nghệ thiết kế (Design Technology Institute), Singapore.

CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP:

36. Phân viện Viện khoa học Việt Nam (nay là Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) tại TP.HCM.

37. Viện kinh tế TP.HCM.

38. Viện khoa học nông nghiệp miền Nam, TP.HCM.

39. Viện quản lý khoa học (nay là Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học công nghệ), Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Hà Nội.

40. Viện nghiên cứu đại học và trung học chuyên nghiệp (nay là Viện nghiên cứu phát triển giáo dục), Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

41. Viện Vật lý, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Hà Nội.

42. Viện nghiên cứu con người, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội.

43. Ban khoa giáo và Ban tuyên huấn Thành ủy (nay là Ban tư tưởng văn hóa Thành ủy), TP.HCM.

44. Ủy ban khoa học và kỹ thuật TP.HCM (nay là Sở khoa học, công nghệ và môi trường TP.HCM).

45. Bưu điện TP.HCM.

46. Sở lao động thương binh và xã hội, TP.HCM.

47. Ủy ban khoa học và kỹ thuật tỉnh Hậu Giang (nay là Sở khoa học, công nghệ và môi trường, tỉnh Cần Thơ).

48. Trung tâm sáng tạo khoa học – kỹ thuật trẻ (nay là Trung tâm phát triển khoa học – công nghệ trẻ), Thành đoàn, TP.HCM.

49. Quận đoàn quận Phú Nhuận, TP.HCM.

50. Quận đoàn quận 12, TP.HCM.

51. Trường Đoàn Lý Tự Trọng, TP.HCM.

52. Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM.

53. Nhà văn hóa lao động TP.HCM.

54. Nhà văn hóa khoa học – kỹ thuật, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, TP.HCM.

55. Câu lạc bộ Marketing của các công ty liên doanh, TP.HCM.

56. Đoàn thanh niên cộng sản, Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Hà Nội.

57. Trung tâm tuyên truyền y học, Sở y tế, TP.HCM.

58. Quân y viện 7A, TP.HCM.

59. Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.

60. Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ, TP.HCM.

61. Trung tâm dinh dưỡng trẻ em (nay là Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM).

62. Trung tâm Triển lãm và Hội chợ quốc tế TP.HCM (HIECC), Tân Bình, TP.HCM.

63. Trung tâm Triển lãm và Hội chợ quốc tế Quang Trung, TP.HCM.

64. Đài phát thanh Tiếng nói nhân dân TP.HCM.

65. Đài truyền hình TP.HCM.

66. Thời báo Tài chính Việt Nam, chi nhánh tại TP.HCM.

67. Công ty dược liệu trung ương 2, TP.HCM.

68. Công ty NHATICO, TP.HCM.

69. Công ty phát triển kỹ thuật cơ khí, điện tử, TP.HCM.

70. Công ty Điện Quang, TP.HCM.

71. Công ty viễn thông quốc tế khu vực 2, TP.HCM.

72. Công ty điện thoại TP.HCM.

73. Nhà máy sửa chữa máy bay A41, Quân chủng không quân, Bộ quốc phòng, TP.HCM.

74. Trung tâm khai thác cảng, Cụm cảng hàng không sân bay miền Nam, TP.HCM.

75. Công ty taxi Mai Linh, TP.HCM.

76. Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu SATIMEX, TP.HCM.

77. Công ty hợp tác kinh tế, xuất nhập khẩu SAVIMEX, TP.HCM.

78. Công ty tư vấn tổng hợp xây dựng, Bộ xây dựng, TP.HCM.

79. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6, Bộ giao thông vận tải TP.HCM.

80. Công ty liên doanh dầu khí "Vietsovpetro", Bà Rịa – Vũng Tàu.

81. Khách sạn liên doanh "New World Hotel Saigon", TP.HCM.

82. Công ty liên doanh "Carnaud Metal Box", TP.HCM.

83. Công ty hạt giống Đông Tây, Hóc Môn, TP.HCM.

84. Công ty liên doanh xuất ăn hàng không VN/CX "Vietnam Air Caterers", TP.HCM.

85. Công ty liên doanh "SAMSUNG VINA", TP.HCM, HàNội.

86. Công ty liên doanh "UNILEVER VIETNAM", TP.HCM, Hà Nội.

87. Cảng Sài Gòn.

88. Công ty Goldsun, Hà Nội.

89. Công ty Organon (Akzo Nobel), Hà Nội.

90. Công ty Mitsui Vina (Plastic & Chemical Corp., Ltd.) (VIPLACO), Khu công nghiệp Gò Dầu, Long Thành, Đồng Nai.

91. Công ty Shell Codamo Vietnam Ltd., TPHCM

92. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh, TPHCM

93. Trung tâm huấn luyện bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, TPHCM

94. Công ty COMECO, TPHCM

95. Công ty nhựa Bình Minh, TPHCM

96. Công ty công nghiệp cao su RUBIMEX, TPHCM

97. Hội đồng khoa học, công nghệ TPHCM.

98. Tổng cục chính trị, Bộ quốc phòng.

99. Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga, TPHCM

100. Hội hữu nghị Việt – Pháp, Hà Nội

101. Công ty liên doanh KAO Việt Nam, TPHCM.

102. Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

103. Công ty Nutifood, TP.HCM.

104. Công ty dệt may Thành Công, TP.HCM.

105. Công ty Toàn Thắng, TP.HCM.

106. Công ty Vạn Phát Hưng, TP.HCM.

107. Công ty Nhà Việt Nam, TP.HCM.

108. Công ty cổ phần dịch vụ và tư vấn phát triển nguồn nhân lực BCC, TP.HCM.

109. Công ty kiến trúc và trang trí nội thất AA, TP.HCM.

110. Vietnam Chapter, Young Presidents Organization (YPO).

111. Sở khoa học và công nghệ Lâm Đồng.

112. Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam (VIPA).

113. Công ty Bayer Vietnam Ltd. (Animal Health Division).

114. Công ty cổ phần giấy Sài Gòn, TP.HCM.

115. Công ty cổ phần nhựa Tân Phú, TP.HCM.

116. Công ty in, bao bì Liksin, TPHCM

117. Công ty cổ phần thực phẩm MASAN, TP.HCM

118. Công ty tư vấn y dược quốc tế, Hà Nội

119. Công ty Minh Triết, TPHCM

120. Công ty TNHH II-VI Việt Nam. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Bình Dương

121. Tổng công ty cổ phần khoan & dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling), TPHCM