Khóa cơ bản 539

"Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (TRIZ mở rộng)"

Khai giảng: thứ tư, 16/12/2024

Giờ học: 17g45 - 20g45

Ngày học: tối thứ hai, tối thứ tư và tối thứ sáu

Thời gian học: 9 buổi

Học phí hiện nay: 1.200.000 đồng.

Chiêu sinh tất cả mọi người có trình độ văn hóa lớp 12 trở lên, không phân biệt tuổi, nghề nghiệp chuyên môn, chức vụ...

Điện thoại: (028) 38301743 - 0939795225 (Mr Khôi)

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Để biết các ích lợi của môn học, bấm vào đây

Chương trình học bấm vào đây

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Báo tường mới nhất

BTSK số 1/2017 (73) ra tháng 3 năm 2017

Toàn bộ

+ Tin TSK - Tin thế giới

+ Thế giới từ góc nhìn sáng tạo: 10 phát minh "không tưởng" của Nicola Tesla

+ Đa dạng: Bên trong trung tâm dữ liệu của Facebook

+ Sản phẩm sáng tạo



“Phương pháp luận sáng tạo” là gì?

Người viết: Phan Dũng

LTS: Ở thành phố ta, từ năm 1977 đã có những khóa học dạy về "phương pháp luận sáng tạo". Để giúp hiểu rõ hơn đối tượng và mục đích của môn học mới mẻ này, chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc bài viết sau đây của GS, tiến sĩ khoa học PHAN DŨNG, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK) thuộc Đại học Tổng hợp TP.HCM.

Nói một cách ngắn gọn, "Phương pháp luận sáng tạo" là bộ môn khoa học có mục đích trang bị cho người học hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành về suy nghĩ để giải quyết các vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.

Có người đưa ra định nghĩa về đời người như sau: Cuộc đời là chuỗi các vấn đề cần phải giải quyết và chuỗi các quyết định cần phải ra. Quả thật, mỗi người chúng ta trong cuộc đời của mình gặp biết bao vấn đề, từ chuyện mua sắm, học hành, quan hệ giao tiếp đến chọn ngành nghề, nơi ở, thu nhập, xã hội... phải suy nghĩ để giải quyết và ra quyết định xem phải làm gì và làm như thế nào. Nói như vậy để thấy tuy cái tên "Phương pháp luận sáng tạo" còn "dội" đối với nhiều người nhưng đối tượng và mục đích của bộ môn khoa học này lại hết sức gần gũi với mỗi người.

Nếu như trước đây, ngay cả đối với các nhà nghiên cứu, sáng tạo được coi là huyền bí, mang tính thiên phú, may mắn, ngẫu hứng... thì ngày nay với những phát hiện mới, người ta cho rằng có thể khoa học hóa được lĩnh vực sáng tạo và sáng tạo có thể dạy và học được. Không những thế, còn cần phải quản lý sự sáng tạo như là lâu nay người ta vẫn quản lý một cách có kết quả nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, hiện nay, một tạp chí khoa học quốc tế, trụ sở đặt tại Manchester, nước Anh, có tên gọi rất rõ ràng về mục đích ấy "Quản lý sự sáng tạo và đổi mới" (Creativity and Innovation Management) mà số đầu tiên của nó mới ra đời năm 1992.

Trên thế giới, các trung tâm, trường học, công ty chuyên về sáng tạo được thành lập cách đây chưa lâu. Ở Mỹ, lâu đời nhất là Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity) thuộc đại học Buffalo, New York ra đời năm 1967. Đại học sáng tạo sáng chế đầu tiên của Liên Xô cũ hoạt động từ năm 1971. Ở Anh, khi người ta bắt đầu chương trình dạy sáng tạo tại Trường kinh doanh Manchester năm 1972 thì chưa một trường đại học Tây Âu nào làm việc này. Ngày nay, ít nhất đã có 12 nước Tây Âu triển khai các chương trình tương tự. Các hiệp hội, mạng lưới về sáng tạo được thành lập ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới. Chỉ riêng Mạng lưới sáng tạo quốc tế (International Creativity Network), trụ sở liên lạc ở Mỹ, tuy mới thành lập ba năm nay, đã có hơn 300 hội viên ở hơn 25 nước. Các hội nghị khoa học về sáng tạo cũng được tổ chức thường xuyên. Riêng năm 1990 đã có 7 hội nghị như vậy. Năm 1994 từ ngày 10 đến 13 tháng 8 đã có một hội nghị quốc tế tại Québec, Canađa, sắp tới đây có một hội nghị về sáng tạo tại London (Anh Quốc).

Ở nước ta, lớp học đầu tiên về tư duy sáng tạo được tổ chức vào năm 1977. Hiện nay, Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK) thuộc Đại học Tổng hợp TPHCM thường xuyên mở các lớp, chiêu sinh theo cách ghi danh tự do cho những người nào quan tâm đến việc nâng cao chất lượng suy nghĩ. Gần 60 khóa học đã mở với hơn 2.300 người tham dự. Qua các ý kiến của các học viên có thể thấy được những ích lợi cụ thể do môn học mang lại. Một số học viên đã có những thành công đáng kể trong công việc và trong cuộc sống của chính mình mà báo chí thành phố ta đã có dịp nói tới.

Thế kỷ 21, theo các dự báo là thế kỷ trí tuệ. Sự cạnh tranh trên thế giới, càng ngày càng sẽ là cạnh tranh chất xám sáng tạo chứ không phải theo lối chụp giựt, trả lương rẻ hay do có được nhiều tài nguyên thiên nhiên, có được vị trí địa lý thuận tiện... Dưới cách nhìn hiện đại, sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản của con người (a fundamental human resource), nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo như nhà khoa học Mỹ George Koznetsky: bạn càng sử dụng nó nhiều thì bạn càng có nó nhiều hơn. Từ đây, chúng ta thấy, giáo dục và rèn luyện tính sáng tạo sẽ càng ngày càng đóng vai trò quan trọng như John Dewey nhận xét: "Mục đích giáo dục trẻ em không phải là thông tin về những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những giá trị mới của tương lai" (chắc là, không chỉ đối với trẻ em).

Người viết tin rằng, trên con đường phát triển, đất nước chúng ta sẽ không tránh khỏi bộ môn khoa học mới mẻ này. Do vậy, chúng ta cần có những nỗ lực cần thiết để đưa nó vào cuộc sống xã hội, giúp nâng cao khả năng sáng tạo của mỗi người, của toàn dân tộc.

(Báo "Sài Gòn Giải Phóng", ra ngày 28/1/1995)