Joom!Fish config error: Default language is inactive!
 
Please check configuration, try to use first active language

Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật Có gì thú vị như phương pháp luận sáng tạo?

Khóa cơ bản 539

"Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (TRIZ mở rộng)"

Khai giảng: thứ tư, 16/12/2024

Giờ học: 17g45 - 20g45

Ngày học: tối thứ hai, tối thứ tư và tối thứ sáu

Thời gian học: 9 buổi

Học phí hiện nay: 1.200.000 đồng.

Chiêu sinh tất cả mọi người có trình độ văn hóa lớp 12 trở lên, không phân biệt tuổi, nghề nghiệp chuyên môn, chức vụ...

Điện thoại: (028) 38301743 - 0939795225 (Mr Khôi)

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Để biết các ích lợi của môn học, bấm vào đây

Chương trình học bấm vào đây

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Báo tường mới nhất

BTSK số 1/2017 (73) ra tháng 3 năm 2017

Toàn bộ

+ Tin TSK - Tin thế giới

+ Thế giới từ góc nhìn sáng tạo: 10 phát minh "không tưởng" của Nicola Tesla

+ Đa dạng: Bên trong trung tâm dữ liệu của Facebook

+ Sản phẩm sáng tạo



Có gì thú vị như phương pháp luận sáng tạo?

Written by Hữu Thiện

Tiếng sét ái tình với anh giáo viên trẻ

Từ Tân Phú (An Giang), anh giáo viên trẻ Trịnh Xuân Khanh quyết định kết thúc chặng đường tám năm làm thầy giáo của mình để về Sài Gòn học đại học và luyện thi lấy bằng C Anh ngữ. Một trong những địa chỉ đầu tiên anh tìm tới để ghi danh: Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (viết tắt là TSK) thuộc Đại học tổng hợp TPHCM. Môn học: Phương pháp luận sáng tạo (PPLST).

Buổi học đầu tiên, Khanh gặp một cú sét ái tình! Qua phần giới thiệu và phân tích của tiến sĩ Phan Dũng – giám đốc kiêm giảng viên... duy nhất của TSK, anh chợt phát hiện được sự tồn tại của tính ì tâm lý trong con người và ngay trong chính mình, lực cản trong mọi hoạt động sáng tạo. Sự cuốn hút của môn PPLST từ đó cứ tăng dần lên. Khanh về nhà nhất định kéo chị, em và các cháu phải đi học môn này bằng được. Hiện, nhà anh đã có tới sáu người gồm ba sinh viên, hai bác sĩ và một kỹ sư địa chất đang học các lớp về tư duy sáng tạo. Học về các thủ thuật (nguyên tắc sáng tạo), về các phương pháp tích cực hóa tư duy... Không chỉ theo học, họ còn tham dự thường xuyên vào nhóm Chủ nhật, một loại Câu lạc bộ tự nguyện gồm hơn 30 cựu học viên về PPLST. Nhóm tự thành lập từ tháng 10/1992, sinh hoạt thường kỳ vào mỗi chiều chủ nhật để giúp nhau tìm hiểu thêm về lịch sử môn học. Để làm giàu quỹ bài tập của nhóm bằng cách hàng tuần, mỗi người nộp một bài tập chọn từ cuộc sống, từ những tình huống có vấn đề trong học tập, trong lao động sản xuất, kinh doanh... và cả trong... chuyện tình yêu của mình (!) để cùng nhau phân tích, rèn luyện các thao tác sáng tạo. Hướng xa hơn: Nhóm sẽ tìm nhận hợp đồng sáng tạo các mẫu mã mới, đưa ra các giải pháp mới, ý tưởng mới... theo đơn đặt hàng của các công ty, xí nghiệp. Tất cả đều mong ước tự hình thành nên một nhóm Synectics chuyên nghiệp, đầu tiên của thành phố – bao gồm những nhà sáng tạo thuộc những ngành nghề khác nhau, tập hợp lại để cố gắng giải một cách sáng tạo các bài toán thiết kế kỹ thuật và quản lý hành chính, xã hội...

Ở đâu lại chẳng cần sáng tạo

Trong 1.294 học viên của 31 khóa PPLST tại TSK, Dương Ngọc Thạch là một học viên khá... đặc biệt: Anh đã vận dụng thành công môn học này từ trước khi là học viên của TSK.

Năm 1987, tình cờ Thạch mua được cuốn sách Algôrit sáng chế. Lúc đó, anh vẫn còn là một thanh niên đang vất vả kiếm sống bằng đủ thứ việc linh tinh: Sửa ống nước, sửa điện nhà, vẽ chân dung, vẽ trang trí bảng hiệu... Quan sát cuộc sống của trẻ trong các trường mẫu giáo, anh phát hiện một điều: Các cháu quá thiếu đồ chơi, trong khi những mẫu mã do Bộ giáo dục-đào tạo hướng dẫn thực hiện lại quá đơn điệu và thô sơ. Thiên hướng yêu trẻ kết hợp với việc ngẫm nghĩ và vận dụng triệt để các thủ thuật sáng tạo cơ bản từ cuốn sách gối đầu giường vừa nêu đã đưa anh vào một bước ngoặt mới trong cuộc đời: Trở thành nhà thiết kế mẫu đồ chơi trẻ em.

Vận dụng nguyên tắc đổi chiều, Thạch đã sáng tạo từ chiếc xích đu bình thường theo kiểu ngang thành xích đu chiều dọc, từ đó cải tiến thành xích đu xe buýt với nhiều chỗ ngồi hơn, thú vị hơn với trẻ. Cuộc sáng tạo vẫn chưa chịu ngừng lại: Vận dụng thêm nguyên tắc cầu hóa (làm tròn), Thạch làm tiếp kiểu xích đu tự xoay theo đủ mọi chiều. Rồi lại cải tiến loại đu quay bình thường thành đu quay xe đạp (lắp bánh xe) nhờ áp dụng nguyên tắc chuyển sang chiều khác và nguyên tắc kết hợp...

Từ năm 1987 tới năm 1992, Thạch đã có hơn 40 mẫu đồ chơi sáng tạo như thế, giúp các cô mẫu giáo-nhà trẻ thực hiện được rất nhiều yêu cầu giáo dục, rèn luyện trẻ em theo yêu cầu của Bộ. Từ một thanh niên nghèo và nặng nợ vợ con, nay Thạch đã là ông chủ trẻ mới 30 tuổi của một cơ sở sản xuất đồ chơi nổi tiếng khắp từ Bắc vào Nam.

Nhớ lại những buổi đầu theo học TSK, Thạch cảm thấy như tìm được một kho báu quý giá hơn mọi của cải vật chất, cảm thấy từ nay mình có thể bay bổng với nhiều suy nghĩ mới lạ trên một hướng đi mới mà biết chắc sẽ thành công lớn hơn. Được thầy giúp đỡ, Thạch phát hiện được ngay tính ì tâm lý của chính mình ngay trong những hoạt động sáng tạo đúng bài bản sách vở! Từ nay, anh đã biết nhìn nhiều chiều hơn, nhìn rộng hơn và rộng lượng hơn, biết biến hại thành lợi ngay cả trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh...

Phương pháp luận sáng tạo cho trẻ em – sao lại không?

Trong 1.294 học viên của TSK, hơn 40% là học sinh, sinh viên đã đến với PPLST ở các lớp đêm. Số học viên còn lại thì đa dạng hơn: Giáo viên, giáo sư đại học, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, kỹ sư... bên cạnh những cán bộ Đảng, công nhân, thợ may, huấn luyện viên thể thao, tiểu thương... Có dịp đọc gần 1.000 bài thu hoạch cuối khóa của 32 khóa PPLST, phóng viên ghi nhận: Tất cả học viên đều khẳng định họ đã biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác để chắt lọc những yếu tố có giá trị, biết nhìn một vấn đề theo nhiều chiều và lại quen tìm ra cái mới trong mỗi chiều nhìn, biết tự tin hơn... để vươn tới một nhân cách sáng tạo! Đúng như cô bạn Diễm Linh – giáo viên Trường thực nghiệm quận 1, học viên khóa 28 PPLST nói: "Khát vọng sáng tạo là nhân bản!". Trong khi đó, cô thợ may Mai Diễm – một cựu học viên đã biết vận dụng các thủ thuật sáng tạo để thiết kế nhiều kiểu áo mới, lạ thì tâm sự: "Giá như tôi biết tới môn PPLST từ khi mới thôi học phổ thông thì có lẽ nghề nghiệp của mình đã khác nhiều! Vì vậy, tôi quyết định khi con mình đủ tuổi sẽ cho tới học môn PPLST..."

Tại sao lại không? Tại sao lại không nghĩ tới chuyện dạy trẻ em VN về tư duy sáng tạo, theo những hình thức phù hợp với tâm sinh lý của các em? Liệu có thể đưa môn PPLST vào các trường phổ thông, xem như một môn học chính khóa? Tại sao trong lĩnh vực mới mẻ và rất quan trọng này, dường như chỉ mới có bàn tay của tiến sĩ Phan Dũng?

(Báo “Tuổi Trẻ”, ra ngày 3/12/1992)