Joom!Fish config error: Default language is inactive!
 
Please check configuration, try to use first active language

Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật Suy nghĩ về hội nghị tư duy

Khóa cơ bản 539

"Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (TRIZ mở rộng)"

Khai giảng: thứ tư, 16/12/2024

Giờ học: 17g45 - 20g45

Ngày học: tối thứ hai, tối thứ tư và tối thứ sáu

Thời gian học: 9 buổi

Học phí hiện nay: 1.200.000 đồng.

Chiêu sinh tất cả mọi người có trình độ văn hóa lớp 12 trở lên, không phân biệt tuổi, nghề nghiệp chuyên môn, chức vụ...

Điện thoại: (028) 38301743 - 0939795225 (Mr Khôi)

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Để biết các ích lợi của môn học, bấm vào đây

Chương trình học bấm vào đây

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Báo tường mới nhất

BTSK số 1/2017 (73) ra tháng 3 năm 2017

Toàn bộ

+ Tin TSK - Tin thế giới

+ Thế giới từ góc nhìn sáng tạo: 10 phát minh "không tưởng" của Nicola Tesla

+ Đa dạng: Bên trong trung tâm dữ liệu của Facebook

+ Sản phẩm sáng tạo



Suy nghĩ về hội nghị tư duy

Written by Nguyễn Thị Minh Thái

Tiến sĩ khoa học Phan Dũng, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật thuộc Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TPHCM, sau khi tham dự và báo cáo tại "Hội nghị quốc tế lần thứ bảy về tư duy", tổ chức tại Singapore trong tháng 6/1997 đã dành thời gian trao đổi với phóng viên về hội nghị nói trên.

Xin tiến sĩ cho biết những nét chung về hội nghị?

Đây là "Hội nghị quốc tế lần thứ bảy về tư duy" (The International Conference on Thinking), lần đầu tiên tổ chức ở châu Á, do Tổng thống Singapore Ong Cheng Tong, đứng ra bảo trợ danh dự. Hội nghị lần thứ nhất tổ chức năm 1982, Hội nghị lần thứ sáu tổ chức năm 1994 ở Boston (Mỹ) và sắp tới Hội nghị lần thứ tám sẽ tổ chức ở Canada năm 1999.

Tham dự hội nghị lần này có 2.000 người từ khoảng 50 nước, có đại diện Liên hiệp quốc, Nghị viện châu Âu.

Hội nghị có 20 bản báo cáo chung tại hội trường lớn và khoảng 350 báo cáo tại gần 20 tiểu ban.

Mục đích của hội nghị là xác lập các phương thức, phương tiện phát triển tư duy và nghiên cứu làm thế nào để phổ biến kiến thức, kỹ năng dạy tư duy trong các trường học, cơ quan, tổ chức, công ty; tăng cường các nỗ lực hợp tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực tư duy; thúc đẩy sự tham gia đa lĩnh vực vào việc phát triển các phương pháp và kỹ năng tư duy.

Tiến sĩ đã báo cáo gì ở hội nghị?

Bản báo cáo có nhan đề "Tư duy hệ thống biện chứng để giải quyết vấn đề và ra quyết định" (Dialectical Systems Thinking for Problem Solving and Decision Making). Tôi trình bày những suy nghĩ về sự cần thiết xây dựng và sử dụng tư duy hệ thống biện chứng ở mức cụ thể; tổng quan về "lý thuyết giải các bài toán sáng chế" (TRIZ); một số kết quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của chúng tôi trong lĩnh vực này ở Việt Nam trong 20 năm qua; phác thảo bức tranh tương lai liên quan đến khuynh hướng này.

Những cảm tưởng của tiến sĩ trong khi tham dự hội nghị này?

Thứ nhất, hội nghị có quy mô rất lớn, quy tụ nhiều chuyên gia và nhà hoạt động nổi tiếng trong lĩnh vực này, ví dụ các giáo sư từ Đại học Harvard, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ, Đại học Oxford, Cambridge của Anh, có cả cựu bộ trưởng Bộ phát triển trí tuệ Venezuela – ông Luis Alberto Machado.

Thứ hai, hội nghị rất đa dạng. Đa dạng về đề tài báo cáo. Các phương pháp, kỹ năng tư duy đưa ra cũng rất đa dạng, và đa dạng về cả thành phần tham dự hội nghị: Có những người là lãnh đạo, quản lý, cũng có các nhân viên bình thường từ đủ mọi lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, kinh doanh, công nghệ, môi trường...

Thứ ba, qua hội nghị này tôi cảm nhận rất rõ sự chú ý ngày càng tăng không chỉ của cá nhân hoặc tập thể các nhà nghiên cứu đến lĩnh vực tư duy mà còn cả quần chúng nữa. Đặc biệt ở một số nước (gần chúng ta là Singapore và Malaysia) sự chú ý đã được nâng đến tầm quốc gia với những chính sách và việc làm cụ thể, thiết thực.

Thứ tư, với tư cách là người giảng dạy và nghiên cứu, tôi bắt đầu cảm thấy "ngợp" trước sự tăng vọt lượng thông tin (sách, tạp chí, băng video, audio, CD, phần mềm...) liên quan đến tư duy sáng tạo và phương pháp luận sáng tạo có trên thế giới, được quảng cáo, bày bán tại khu vực triển lãm của hội nghị và trong các hiệu sách ở Singapore. "Ngợp" vì nhiều quá, không thể có đủ tiền để mua và vì nếu mua đủ cũng không có thời gian đọc, theo dõi được hết.

Những suy nghĩ của tiến sĩ sau hội nghị về tư duy này?

Hội nghị một lần nữa giúp chúng tôi khẳng định hướng hoạt động mà Trung tâm Sáng tạo KHKT lựa chọn là đúng. Hiện nay và trong một số năm nữa, nếu không có trục trặc gì lớn, chúng tôi vẫn còn tiếp tục đi cùng với họ và có những cái có thể trao đổi, hợp tác cả hai bên cùng có lợi, chưa đến nỗi bị bỏ lại đằng sau. Nhưng xét trên bình diện rộng hơn thì lo, vì một khi họ đã chú ý phát triển thì họ có đủ điều kiện để phát triển rất nhanh. Tháng 12 năm ngoái, sau khi đi dạy "Phương pháp luận sáng tạo" cho lớp các quan chức Bộ giáo dục Malaysia về, tôi đã nghĩ thầm trong đầu là bây giờ mình dạy họ, nếu không có những nỗ lực cần thiết thì trong tương lai rất có thể chúng ta phải học lại họ.

Ai đài thọ kinh phí chuyến đi dự hội nghị vừa rồi của tiến sĩ?

Vì kinh phí Nhà nước eo hẹp nên tôi phải tự bỏ tiền túi để đi.

(Báo "Sài Gòn Giải Phóng", ra ngày 26/7/1997)