Joom!Fish config error: Default language is inactive!
 
Please check configuration, try to use first active language

Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật PGS-TSKH PHAN DŨNG: Thà rằng đừng làm gì còn hơn làm mà không có phương pháp

Khóa cơ bản 539

"Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (TRIZ mở rộng)"

Khai giảng: thứ tư, 27/11/2024

Giờ học: 17g45 - 20g45

Ngày học: tối thứ hai, tối thứ tư và tối thứ sáu

Thời gian học: 9 buổi

Học phí hiện nay: 1.200.000 đồng.

Chiêu sinh tất cả mọi người có trình độ văn hóa lớp 12 trở lên, không phân biệt tuổi, nghề nghiệp chuyên môn, chức vụ...

Điện thoại: (028) 38301743 - 0939795225 (Mr Khôi)

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Để biết các ích lợi của môn học, bấm vào đây

Chương trình học bấm vào đây

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cấp.

Báo tường mới nhất

BTSK số 1/2017 (73) ra tháng 3 năm 2017

Toàn bộ

+ Tin TSK - Tin thế giới

+ Thế giới từ góc nhìn sáng tạo: 10 phát minh "không tưởng" của Nicola Tesla

+ Đa dạng: Bên trong trung tâm dữ liệu của Facebook

+ Sản phẩm sáng tạo



PGS-TSKH PHAN DŨNG: Thà rằng đừng làm gì còn hơn làm mà không có phương pháp

Written by HG

Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, bất kỳ đất nước nào muốn phát triển một cách liên tục và ổn định, đều phải chú ý tạo điều kiện bồi dưỡng, sử dụng và phát huy khả năng sáng tạo của dân tộc mình. Ngoài việc chăm lo nâng cao dân trí, ban hành các bộ luật cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người sáng tạo, thi hành các chính sách, biện pháp khuyến khích sáng tạo..., còn cần phải trang bị những công cụ cần thiết, giúp cho việc nâng cao hiệu quả sáng tạo của mỗi cá nhân. Phương pháp luận sáng tạo (PPLST) là một trong những công cụ như vậy.

Tạp chí Hoạt động Khoa học đã có dịp trao đổi với PGS-TSKH Phan Dũng - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo khoa học - kỹ thuật (TSK) về vấn đề này. ông là một trong số rất ít người Việt Nam đầu tiên được học một cách hệ thống và bài bản về PPLST tại Liên Xô (trước đây) và đang nỗ lực phổ biến các kiến thức này cho cộng đồng thông qua các khoá đào tạo về PPLST.

Xin ông cho biết đôi nét về lịch sử phát triển của khoa học về tư duy sáng tạo trên thế giới và ở nước ta?

Khoa học sáng tạo (tên cổ điển là Heuristics, tên hiện đại là Creatology) ra đời từ thế kỷ thứ III, tuy nhiên sau đó nó bị quên lãng, rồi được nhớ lại và phát triển, trước hết ở những nước tiên tiến cùng với cuộc Cách mạng khoa học-kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Đại học Buffalo, bang New York, Mỹ bắt đầu đào tạo cử nhân khoa học (từ năm 1974), thạc sỹ khoa học (từ năm 1975) về sáng tạo và đổi mới (Creativity and Innovation).

Ở Liên Xô (trước đây), Hiệp hội toàn liên bang các nhà sáng chế và hợp lý hóa đã thành lập Học viện công cộng sáng tạo sáng chế vào năm 1971. Do sở thích cá nhân, ngoài ngành học được Đảng và Nhà nước phân công (tôi được phân công học chuyên ngành vật lý thực nghiệm các chất bán dẫn), tôi cùng với 5 sinh viên Việt Nam khác đang học tại Liên Xô đã theo học thêm Học viện nói trên: 3 người tốt nghiệp khóa một, 3 người tốt nghiệp khóa hai.

Trở về Việt Nam năm 1973, tôi nuôi ý định phổ biến hệ thống các phương pháp dùng để suy nghĩ sáng tạo (gọi tắt là PPLST) của khoa học sáng tạo cho nhiều người cùng biết. Khóa PPLST đầu tiên với hạt nhân là "Lý thuyết giải các bài toán sáng chế" (viết tắt là TRIZ) của G.S. Altshuller (thầy giáo của chúng tôi) đã được thực hiện năm 1977, dưới dạng ngoại khóa cho sinh viên các khoa tự nhiên của Trường đại học tổng hợp Tp Hồ Chí Minh (nay là Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh).

Trải qua 30 năm, trên cơ sở tự trang trải, chúng tôi đã thực hiện được hơn 300 khóa học PPLST cơ bản và nâng cao cho hơn 15.000 người, tuổi từ 14 đến 75, thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, xã hội, lĩnh vực chuyên môn.

Ngoài Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật ở Tp Hồ Chí Minh, anh Dương Xuân Bảo cũng rất tích cực phổ biến PPLST ở Hà Nội, thông qua Công ty TrizViet (do anh là giám đốc).

Việc học và áp dụng PPLST mang lại những lợi ích nào cho người sử dụng, thưa ông?

Các ích lợi của PPLST đem lại cho người học và sử dụng PPLST rất đa dạng, vì phạm vi áp dụng của nó rất rộng. Nói một cách tóm tắt, PPLST giúp những người được trang bị suy nghĩ giải quyết các vấn đề gặp phải hoặc tự đề ra (các vấn đề đó không nhất thiết chỉ thuộc chuyên môn, nghiệp vụ) trong suốt cuộc đời của mình nhanh hơn, hiệu quả hơn, trả giá ít hơn so với khi chưa được trang bị PPLST. Điều này cũng giúp họ tự tin, yêu đời và hạnh phúc hơn.

Trải nghiệm của chính chúng tôi, những người dạy PPLST và của các học viên thông qua các bản thu hoạch, các câu chuyện kể, các kết quả đạt được đã xác nhận điều đó một cách thuyết phục. Chưa kể, các nghiên cứu tổng kết của nhiều nước như Nga, Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Hàn Quốc... cũng đều cho thấy rõ điều đó.

René Descartes, nhà toán học, triết học nổi tiếng (người Pháp), người dành khá nhiều thời gian nghiên cứu phương pháp từng nhấn mạnh: "Thà rằng đừng nghĩ đến chuyện tìm kiếm chân lý gì cả, còn hơn làm điều đó mà không có phương pháp". Từ đây, chúng ta có thể suy rộng ra: "Thà rằng đừng làm gì còn hơn làm mà không có phương pháp".

Nếu như trước đây, sáng tạo được cho là huyền bí, mang tính thiên phú, hay nhờ may mắn, ngẫu hứng xuất thần, hay nhờ cần cù thử và sai..., nghĩa là không phải ai cũng có thể sáng tạo được, thì ngày nay trên thế giới đã có sẵn PPLST có thể dạy và học được như các môn học truyền thống. Như vậy, tại sao những người làm trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, sản xuất, thị trường và các lĩnh vực khác không trang bị PPLST cho mình để sử dụng, nhằm thu được nhiều ích lợi lớn hơn trước.

Như đã nói ở trên, PPLST có phạm vi áp dụng rất rộng. Do vậy, nó có thể trở thành ngôn ngữ trao đổi, các công cụ dùng chung về suy nghĩ cho những nhà chuyên môn thuộc các lĩnh vực rất khác nhau, tạo nên sự kết nối thông suốt, hiệu quả mang tính hệ thống, thay đổi về chất, chứ không phải là sự gán ghép khiên cưỡng, rời rạc, duy ý chí.

Những người chưa tìm hiểu kỹ PPLST thì cho rằng, nó chỉ dừng ở chỗ cung cấp một số phương pháp làm sáng kiến, cải tiến, sáng chế. Thật ra, PPLST nhắm tới mục đích cao hơn, xa hơn – góp phần đào tạo các nhân cách sáng tạo. Trên thực tế, PPLST cùng lúc dạy chữ (kiến thức, quy luật về sáng tạo), dạy nghề (nghề suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định) và dạy người (trở thành những nhân cách sáng tạo).

Ông có dự định gì cho việc phát triển môn học về tư duy sáng tạo ở Việt Nam?

Thời thanh niên, tôi có rất nhiều ý định về phát triển PPLST nói riêng, khoa học sáng tạo nói chung ở Việt Nam và góp phần phát triển khoa học sáng tạo, PPLST cùng với các đồng nghiệp trên thế giới. Một số ít trong số các ý định đó đã thành hiện thực, một số đang dở dang,... Không ai có thể trẻ mãi, khỏe mãi, nhiều dự định tất yếu phải chuyển giao cho thế hệ sau.

Bây giờ, ngoài những việc phải làm để trang trải cho cuộc sống của mình và những người thân yêu, tôi dự định sẽ biên soạn cho xong bộ sách "Sáng tạo và đổi mới" (Creativity and Innovation) gồm 10 quyển, với tốc độ mỗi năm một quyển.

Xin cảm ơn và chúc ông sớm hoàn thành dự định của mình.

(Tạp chí "Hoạt động khoa học", số tháng 7/2007)